HÓA CHẤT XỬ LÝ MÙI NƯỚC THẢI
Xử lý mùi hôi nước thải hiệu quả bằng hóa chất và vi sinh
Trong tất cả các gia đình mùi hôi nước thải luôn là vấn đề thường gặp, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống cũng như sinh hoạt, không chỉ gây khó chịu cho con người khi có mùi khó chịu mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe khi chứa vi khuẩn trong nước thải mà còn cả trong không khí mà chúng ta hít vào thường ngày.
Việc xử lí mùi hôi của nước thải đã có nhiều công nghệ có thể đáp ứng được, phổ biến và hiệu quả nhất là xử lí bằng hóa chất, vi sinh khử mùi nước thải cao cấp vừa tiết kiệm lại dễ dàng sử dụng. Sau đây Hút bể phốt Sạch xin đưa ra tư vấn đến các bạn chi tiết nhất về phương pháp khử mùi hôi nước thải này.
Mục Lục [Ẩn]
- 1 Nguyên nhân gây mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải
- 2 Tác hại của mùi hôi trong nước thải
- 3 Biện pháp xử lý và khử mùi hôi nước thải
- 3.1 Cách xử lý mùi hôi nhà vệ sinh
- 3.2 Các phương pháp xử lý mùi hôi của nước thải
- 3.3 Bài Viết Liên Quan
Nguyên nhân gây mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải
Muốn tìm cách xử lí mừi hôi chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân trước để có biện pháp xử lí hiệu quả.
Nguyên nhân gây mùi hôi trong nước thải cũng như trong quá trình xử lý nước thải có thể phát sinh từ nhiều lý do khác nhau. Có thể kể đến một số nguyên nhân chính sau đây:
- Do nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, nước thải công nghiệp,…. ngay từ khi mới xả thải đã có mùi hôi. Cùng với đó, hệ thống thu gom không khép kín, không có ống thu kí nên dẫn tới tình trạng mùi hôi bị phát tán.
- Mùi hôi phát sinh từ bể điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải. Trong trường hợp lượng khí cấp vào bể không đủ thì sẽ dẫn tới hiện tượng phân hủy kị khí. Khi đó các vi sinh vật yếm khí trong bể hoạt động gây sản sinh ra H2S, CH4 bốc mùi khó chịu.
- Mùi hôi nước thải có thể phát sinh từ bể sinh học: Trong bể sinh học, nếu các vi sinh vật trong nước bị chết, những chất bẩn và bùn tích tụ lại gây nên tình trạng phân hủy kị khí. Đặc biệt khi dừng hệ thống xử lý nước thải thì tình trạng bốc mùi này còn diễn ra nặng nề hơn.
- Mùi hôi trong việc xử ký nước thải cũng có thể bắt nguồn từ các loại hóa chất xử lý mùi hôi mà bạn sử dụng
- Trong quá trình xử lý bùn, nếu lượng bùn tồn đọng cao mà công nghệ xử lý bùn không hiệu quả gây ùn ứ bùn thì sẽ gây ô nhiễm mùi.
- Trường hợp nước thải bổ sung vào bể ít cũng có thể gay nên những mùi khó chịu. Bởi lẽ, nếu lượng nước thải ít thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho các vi sinh vật. Điều này dẫn đến tình trạng vi sinh vật bị chết trong bể gây mùi hôi thối.
Tác hại của mùi hôi trong nước thải
Khi hệ thống xử lý nước thải phát sinh mùi hôi thì sẽ dẫn tới những vấn đề về môi trường, sức khỏe và cảnh báo về chất lượng hệ thống xử lý. Cụ thể như sau:
- Mùi hôi thối gây ô nhiễm không khí
- Mùi hôi thối ảnh hưởng tới sức khỏe người dân xung quanh, gây khó chịu và tiềm ẩn những nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh nan y
- Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe công nhân, người vận hành hệ thống
- Mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải là dấu hiệu cảnh báo hệ thống có thể đang gặp sự cố, ảnh hưởng tới chất thải lượng nước thải sau xử lý.
Biện pháp xử lý và khử mùi hôi nước thải
Cách xử lý mùi hôi nhà vệ sinh
- Phương pháp đầu tiên bạn có thể áp dụng đó chính là xử lý mùi hội từ toilet. Bạn nên dùng gói men vi sinh mỗi tháng 1 lần vào ban đêm khi các hoạt động vệ sinh đã kết thúc để giúp khử mùi hôi nước thải nhà vệ sinh hiệu quả.
- Nếu bồn cầu của gia đình bạn bạn tắc nghẽn gây mùi khó chịu thì bạn cần xử lý mùi hôi nhà vệ sinh bằng cách thông công nhanh chóng. Trong trường hợp không thể tự thông bằng những mẹo đơn giản thì bạn nên chọn đơn vị thông tắc cống chuyên nghiệp như Hút bể phốt 247 để được thông cống giá rẻ, chất lượng và nhanh gọn nhất.
- Bạn cũng có thể xử lý mùi hôi nước thải trong nhà vệ sinh bằng cách dùng 1 ly rượu trắng đặt ở góc nhà vệ sinh. Rượu trắng sẽ làm biến mất mùi hôi tại đây biến mất nhanh chóng. Nếu sau 1 tuần mà bạn vẫn thấy có mùi nặng thì cần đặt thêm 1 ly nữa để mùi hôi biến mất hoàn toàn.
- Một phương pháp xử lý mùi hôi nhà vệ sinh nữa cũng vô cùng đơn giản đó là dùng nước hoa nhỏ vài giọt vào miếng xốp hoặc khăn nhỏ và treo chúng trong nhà vệ sinh. Tuy nhiên bạn nên chú ý chọn loại nước hoa có mùi hương nhẹ nhàng để tạo sự dễ chịu mỗi khi bước vào nhà vệ sinh.
- Để xử lý mùi hôi của nước thải trong nhà vệ sinh, bạn cũng có thể dùng dầu gió xanh, mở nắp lọ và đặt ở góc nhà vệ sinh. Hoặc bạn cũng có thể nhỏ vài giọt ra miếng xốp, khăn và treo trong nhà vệ sinh để khử mùi hôi tại đây.
- Không cần dùng tới những hóa chất khử mùi nước thải chuyên nghiệp khác mà bạn cũng có thể xử lý mùi hôi nhà vệ sinh dễ dàng bằng cách dùng 1 ly giấm ăn để ở góc nhà vệ sinh hoặc dùng ít muối hòa tan với nước và đổ xung quanh miệng cống thoát nước.
- Một cách xử lý mùi hôi nhà vệ sinh hiệu quả nữa mà bạn cũng rất dễ thực hiện đó là dùng nến thơm đặt trong nhà vệ sinh sau khi chúng đã được dọn dẹp sạch sẽ.
- Với việc sử dụng giấy báo, bạn cũng không cần dùng tới những công nghệ xử lý mùi cao cấp khác. Với cách xử lý mùi hôi nhà vệ sinh này, bạn chỉ cần cuộn nhỏ tờ báo và đốt chúng ở 1 góc nhà vệ sinh. Khói của tờ báo sẽ làm biến mất mùi hôi khó chịu nhanh chóng.
- Một cách xử lý mùi hôi nhà vệ sinh khác cũng được rất nhiều người sử dụng đó là dùng vỏ cam, quýt, chanh phơi khô, nấu lấy nước và đặt một ly nước đó ở trong nhà vệ sinh là bạn đã có một không gian không khí không bị ô nhiễm mùi như ban đầu.
- Bột giặt và các hóa chất khử mùi nước thải cũng có thể dùng để xử lý mùi hôi nhà vệ sinh. Sau khi đổ hóa chất xử lý mùi hôi vào bồn cầu, bạn dùng dụng cụ chà sạch công và bồn cầu rồi xả lại bằng nước thì mùi hôi nhà vệ cũng sẽ được xua tan rất nhanh.
- Bạn cũng có thể dùng một bó sả dập phần củ rồi treo chúng ở một góc nhà vệ sinh để xử lý mùi hôi của nước thải trong nhà vệ sinh.
- Nhà vệ sinh nên được mở thông thoáng để tránh ẩm mốc tạo môi trường cho các vi khuẩn sinh sôi. Chính vì vậy, bạn cần mở cửa thông gió hàng ngày. Nếu nhà vệ sinh gia đình bạn không có thì hãy nghĩ ngay tới việc mở một cửa thông gió nhé.
Các phương pháp xử lý mùi hôi của nước thải
Để xử lý mùi hôi nước thải nói chung và xử lý mùi cho hệ thống xử lý nước thải nói riêng thì bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp. Trong đó, có thể kể tới một số công nghệ xử lý mùi cơ bản như sau:
- Áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn nhằm tránh gây mùi từ nguồn nước thải
- Pha loãng nồng độ khí thải có mùi bằng cách nâng chiều cao của ống thải, tăng tốc độ thải khí, dùng thông gió trong nhà xưởng để tránh sự tích tụ mùi hôi
- Bạn cũng có thể áp dụng một số chất phụ gia cho vào thức ăn của gia súc, gia cầm để hạn chế mùi hôi từ chúng
- Thiêu hủy các chất gây mùi cũng là một cách xử lý mùi hôi của nước thải hiệu quả. Với phương pháp này, những khí thải có mùi hôi sẽ được đưa vào buồng đốt của lò hơi để phân hủy, gây mất mùi của chúng.
- Một cách khác cũng rất hiệu quả mà không cần dùng tới vi sinh xử lý mùi hôi đó chính là dùng một số chất để hấp thụ mùi hôi, như phân rác, than hoạt tính,…. Hoặc bạn cũng có thể hấp thụ chúng bằng các hóa chất xử lý mùi hôi có khả năng oxi hóa mạnh với 3 giai đoạn: hấp thụ bằng dung dịch kiềm, hấp thụ bằng axit và cuối cùng là oxi hóa để phân hủy hợp chất gây mùi.
- Một công nghệ xử lý mùi khá mới được một số nhà máy hiện nay áp dụng đó là xử lý mùi hôi của nước thải bằng ozon. Hoặc sử dụng H2O2 để hạn chế sự bốc mùi từ nước thải.
- Hiện nay, có một công nghệ xử lý mùi hôi của nước thải được áp dụng khá phổ biến khác đó là làm lạnh bằng cách ngưng tụ chất gây mùi, hạn chế sự bay hơi cũng như sự phân hủy của chúng.
- Trên đây là những phương phương pháp xử lý mùi hôi của nước thải cũng như cách xử lý mùi hôi nhà vệ sinh đơn giản, dễ thực hiện bằng những nguyên vật liệu dễ tìm hoặc bằng vi sinh xử lý mùi hôi, hóa chất khử mùi nước thải phổ biến hiện nay
THAM KHẢO THÊM
☆ Tham khảo
Một số sản phẩm khác tại đây!
☆ Video sản xuất
Tìm hiểu nhiều hơn tại đây !
☆ Hỗ trợ kỹ thuật/mua hàng
Quý khách có nhu cầu mua hàng hoặc cần tư vấn cách dùng vui lòng liên hệ chi nhánh gần nhất của Việt Mỹ ở cuối trang website hoặc tại đây!
Trân trọng cảm ơn Quý khách đã đến với Hóa chất Hải Dương!
THẾ GIỚI HÓA CHẤT–DUNG MÔI–CHẤT TẨY RỬA–SIKA–PHỤ GIA THỰC PHẨM–HƯƠNG LIỆU–MÀU THỰC PHẨM